Người tiêu dùng Việt Nam yêu cầu khắt khe hơn về bảo mật thông tin khi trải nghiệm các tiện ích công nghệ, theo nghiên cứu của Experian

Do tương tác giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các kênh kỹ thuật số ngày càng tăng, cả hai bên buộc phải tìm mọi cách xây dựng sự tin cậy lẫn nhau. Dựa vào số liệu khảo sát của gần 6.000 người tiêu dùng và 590 doanh nghiệp toàn khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APAC) trong Báo cáo tổng thể về nhận diện danh tính và phòng chống gian lận – phiên bản APAC của Experian, mối quan hệ trực tuyến đáng tin cậy thường đến từ các doanh nghiệp cung cấp một môi trường bảo mật và những trải nghiệm khách hàng thông suốt. Có đến 501 người dùng và 50 doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia vào nghiên cứu này.

Báo cáo cho thấy phần lớn người dùng tại Việt Nam (57%) đánh giá “bảo mật” là yếu tố quan trọng nhất khi sử dụng dịch vụ trực tuyến, tiếp theo là “tiện ích” (31%) và “cá nhân hóa” (12%). Báo cáo cũng chỉ ra 50% doanh nghiệp Việt Nam cho rằng tổn thất do gian lận trực tuyến ngày càng tăng lên trong hơn 12 tháng qua. Gian lận trực tuyến này bao gồm cả việc đánh cắp tài khoản và mở tài khoản giao dịch gian lận. Kết quả là, có đến 66% người dùng Việt Nam tham gia khảo sát cho biết cái giá của tiện ích trong thời đại kỹ thuật số hiện nay là quyền riêng tư, khi 63% các doanh nghiệp Việt Nam thu thập dữ liệu cá nhân nhằm mục đích phát triển các trải nghiệm người dùng, các sản phẩm và chào hàng phù hợp cho từng đối tượng.

“Vì sự tương tác giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên các kênh kỹ thuật số ngày một tăng cao, việc tạo ra một môi trường an toàn và đáng tin cậy giữa hai bên phải được ưu tiên hàng đầu”, ông Dev Dhiman, Giám đốc điều hành công ty Experian tại Đông Nam Á và các thị trường mới nổi, chia sẻ. “Nhiệm vụ cấp bách đối với các lãnh đạo doanh nghiệp là việc đầu tư nâng cao năng lực trong việc xác thực danh tính và phòng chống gian lận để khai thác hết tiềm năng kinh tế kỹ thuật số ở Việt Nam”.

Dữ liệu là tối quan trọng cho việc phát triển các dịch vụ kỹ thuật số và cho sự tăng trưởng của nền kinh tế mạng tại Việt Nam. Theo báo cáo e-Conomy SEA 2018 của Google-Temasek, nền kinh tế mạng tại Việt Nam đóng góp 4% GPD cả nước và được công nhận là nền kinh tế phát triển nhất so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á.

Mặc dù các phương pháp bảo mật phổ biến hiện nay vẫn còn theo phương pháp truyên thống, những số liệu trong báo cáo cho thấy các công nghệ mới và các giải pháp xác thực tiên tiến được người dùng ưa chuộng. Trên thực tế, người tiêu dùng Việt Nam đã từng sử dụng sinh trắc học vật lý hoặchành vi trong quá trình giao dịch ngân hàng trực tuyến, thể hiện sự tin cậy vào các giải pháp bảo mật này. 87% rất tin tưởng sinh trắc học vật lý, con số cao nhất trong APAC, trong khi chỉ có 76% thể hiện sự tin tưởng qua sinh trắc học hành vi.

“Người tiêu dùng ngày càng mong muốn các tổ chức thực hiện những biện pháp tăng cường bảo mật và bảo vệ trong các giao dịch kỹ thuật số, đồng thời họ cũng đang mong đợi hướng tiếp cận mới đơn giản hơn. Một cách tiếp cận đã chứng minh được tính hiệu quả và đón nhận của khách hàng đó là sinh trắc học, giúp rút ngắn thời gian và đơn giản hóa quy trình xác thực danh tính khách hàng”, ông Dhiman cho biết.

Các tổ chức doanh nghiệp từ ngân hàng, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, các cơ quan chính phủ và doanh nghiệp cung cấp hệ thống thanh toán đều quyết tâm nâng cao mức độ tin cậy của người tiêu dùng tới mức cao nhất khi xử lý dữ liệu cá nhân. Các cơ quan chính phủ tại Việt Nam được người tiêu dùng (69%) đánh giá là đáng tin cậy nhất trong khu vực APAC.

Tính minh bạch là một yếu tố quan trọng khác trong việc xây dựng sự tin cậy . Báo cáo cho thấy 90% người tiêu dùng Việt Nam mong muốn có được sự minh bạch tuyệt đối từ các doanh nghiệp về việc thông tin cá nhân của họ được sử dụng như thế nào, chỉ đứng sau Thái Lan (93%) trong khu vực APAC. Nhận thấy được nhu cầu này, 78% các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện cuộc khảo sát đã đầu tư nhiều hơn vào các chương trình được thiết kế để tăng cường tính minh bạch trong vòng 6 tháng qua, 86% đang có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các sáng kiến như vậy; cả hai con số này đều dẫn đầu trong khu vực APAC. Một số ví dụ về những sáng kiến mới này bao gồm sự hướng dẫn cho người dùng, thông báo các điều khoản một cách chính xác hơn và giúp cho người dùng kiểm soát được thông tin cá nhân.

Nhóm Giải pháp nhận diện danh tính và phòng chống gian lận của Experian có tới 300 chuyên gia trên toàn thế giới đang làm việc để bảo vệ danh tính cá nhân của khách hàng và ngăn chặn gian lận cho các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như dịch vụ tài chính, viễn thông, bán lẻ và thương mại điện tử, bảo hiểm, cơ quan chính phủ và y tế.

 

Về Experian

Experian là công ty hàng đầu thế giới về dịch vụ thông tin. Trong từng giai đoạn quan trọng của cuộc đời – từ mua xe mua nhà, đưa con em đến trường, phát triển kinh doanh bằng việc kết nối với các khách hàng mới – chúng tôi giúp cho người dùng và các khách hàng của chúng tôi quản trị dữ liệu của họ một cách tự tin. Chúng tôi hỗ trợ các cá nhân trong việc kiểm soát tài chính và truy cập các dịch vụ tài chính, các doanh nghiệp để đưa ra những quyết định thông minh và phát triển, người cho vay sẽ cho vay trách nhiệm hơn, và các tổ chức để ngăn chặn hành vi lừa đảo và phạm tội. Chúng tôi có 16.500 nhân sự đang làm việc tại 39 quốc gia và mỗi ngày họ đầu tư vào những giải pháp công nghệ mới, nhân tài và đổi mới để giúp khách hàng của chúng tôi tối ưu hoá mọi cơ hội. Chúng tôi được vinh dự nằm trong danh sách chỉ số chứng khoán EXPN của Luân Đôn và chỉ số thị trường FTSE 100.

 

Thông cáo báo chí phát hành bởi agency Truyền thông EloQ (trước đây là Vero IMC Vietnam).

One thought on “Người tiêu dùng Việt Nam yêu cầu khắt khe hơn về bảo mật thông tin khi trải nghiệm các tiện ích công nghệ, theo nghiên cứu của Experian”

Leave a Reply